•  Trang chủ
  •  |  Tự kỷ, tăng động giảm chú ý
  • Để hỗ trợ tốt hơn cho các mẹ và cô giáo can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 100 bài tập dạy trẻ tự kỉ hiệu quả. Bài tập nào phụ huynh đọc mà không rõ chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
    BÀI 1 :                           SỰ GIAO TIẾP BẰNG MẮT
     
    Các bước dạy trẻ :
    (1)
    Đáp lại khi gọi tên : Ngồi trên ghế ngang với trẻ. Gọi tên trẻ và đồng thời nhắc trẻ giao tiếp bằng mắt bằng cách đưa một vật có thể ăn được hoặc 1 vật nhỏ có thể sờ mó được lên ngang tầm mắt của bạn. Khi trẻ nhìn bạn trong 1 giây, lập tức đưa vật đó cho trẻ. Trong suốt bài giảng, gọi tên trẻ và đừng nhắc trẻ trong 1 vài giây để xem liệu trẻ có nhìn bạn mà không cần nhắc lại không. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau mà không cần nhắc. Trong khi dạy, tăng cường tích cực giúp trẻ nếu trẻ nhìn bạn 1 cách tự nhiên.
    (2)
    Trong 5 giây: Nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài sự giao tiếp bằng mắt trong 5 dây trước khi đưa vật đó cho trẻ. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau mà không cần nhắc.
    (3)
    Trong khi chơi : Đưa 1 món đồ chơi cho trẻ chơi trên bàn. Ngồi ngang với trẻ và gọi tên trẻ. Nhắc trẻ nhìn bạn và tăng cường sự đáp lại của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất.  
     
    (4)
    Từ một khoảng cách : Nhắc lại bước 3 nhưng ngồi hoặc đứng cách trẻ 3 bước.Gọi tên trẻ và nhắc trẻ nhìn bạn. Nhấn mạnh trẻ đáp lại. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Trong quá trình dạy, tăng dần khoảng cách giữa bạn và trẻ.
    (5)
    Đáp lại khẩu lệnh “ Hãy nhìn vào ” : Ngồi trên ghế ngang với trẻ. Nói rõ chỉ dẫn “ Hãy nhìn vào cô”. Dùng các bước tăng cường và hỗ trợ nhắc trẻ giống như bước 1.
     
    * Vật liệu : Những vật có thể ăn được và có thể sờ mó được.
    * Điều kiện trước tiên : Ngồi trên ghế
    * Gợi ý cách dạy : Mang đồ vật lên ngang tầm mắt để cho trẻ theo dõi hoặc nhẹ nhàng nâng cằm trẻ lên để thúc đẩy việc giao tiếp bằng mắt. Thực hiện bước dạy chậm lại một chút : Từ từ hãy nhắc trẻ bằng cách tăng thêm 2 giây qua các lần dậy.
     
     
     
    BÀI 2 :          BẮT CHƯỚC NHỮNG HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG THÔ
     
    Các bước dạy trẻ :

    Ngồi trên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “ Hãy làm như thế này’’ trong khi đồng thời làm mẫu các hoạt động vận động thô. Nhắc trẻ làm giống như chỉ dẫn và tăng cường việc bắt chước lại của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo.
     
     
    Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.

    Điều kiện trước tiên : Ngồi lên nghế.

    Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại.
     
    Chỉ dẫn: Hãy làm như thế này’’ Khả năng bắt chước của trẻ Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được
      (1) (2) (3)    
    1. Đập nhẹ lên bàn          
    2. Vỗ tay          
    3. Vẫy tay          
    4. Giơ tay lên          
    5. Dậm chân          
    6. Vỗ nhẹ vào chân          
    7. Lắc đầu          
    8. Gật đầu          
    9. Quay đầu          
    10. Che mặt bằng tay          
    11. Vỗ nhẹ vào vai          
    12. Nhẩy          
    13. Khoanh tay          
    14. Vỗ nhẹ vào bụng          
    15. Bước đều          
    16. Đưa tay ra          
    17. Gõ          
    18. Chống tay lên eo          
    19. Xoa 2 tay vào nhau          
    20. Vỗ nhẹ vào đầu          
     
    v
    Gợi ý bổ trợ : Một số trẻ có thể học cách bắt chước gián tiếp qua đồ vật ( ví dụ như rung chuông, nhặt các hình khối vào trong rổ ) nhanh hơn các hoạt động vận động thô. Sau khi dạy 5 hành động để trẻ bắt chước, thăm dò những khả năng bắt trước mới của trẻ; kỹ năng này có thể phổ biến.
     
     
     
    BÀI 3 :            BẮT CHƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
     
    Các bước dạy trẻ :

    Để 2 đồ vật giống hệt nhau lên bàn.  Ngồi ngang với bàn đối diện với trẻ.  Tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “ làm như thế này’’ trong khi đồng thời làm mẫu 1 hành động với 1 trong 2 đồ vật trên. Nhắc trẻ làm động tác giống như bạn với đồ vật kia và tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo.
     
     
    Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.

    Vật liêu : Các đồ vật để thực hiện hành động

    Điều kiện trước tiên : Ngồi lên nghế.

    Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại.
     
    Chỉ dẫn: Hãy làm như thế này’’ Khả năng bắt chước của trẻ Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được
      (1) (2) (3)    
    1. Để các hình khối vào  rổ          
    2. Rung chuông          
    3. Đẩy đồ chơi ô-tô          
    4. Vẫy cờ          
    5. Đánh trống          
    6. Đội mũ          
    7. Viết nguệch ngoặc          
    8. Lau mồm          
    9. Nện búa đồ chơi          
    10.          
    11. Cho búp bê ăn          
    12. Cầm điện thoại để nghe          
    13. Uống nước          
    14. Thổi còi          
    15. Chải tóc          
    16. Tạo ra các hành  động với búp bê          
    17.          
    18. Xếp đồng xu thành đống          
    19. Hôn búp bê          
    20. Dán tem vào giấy          
     
    v
    Gợi ý bổ trợ : Dạy những hành động bắt chước có liên quan đến chơi mà trẻ thích.
     
     
    BÀI 4 :          BẮT CHƯỚC NHỮNG HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG TINH
     
    Các bước dạy trẻ :

    Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và  tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “ làm như thế này’’ trong khi đồng thời làm mẫu 1 hoạt động vận động chính xác. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo.
     
     
    Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.

    Điều kiện trước tiên : Ngồi lên nghế & bắt chước những hoạt động vận động thô.

    Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại.
     
    Chỉ dẫn: Hãy làm như thế này’’ Khả năng bắt chước của trẻ Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được
      (1) (2) (3)    
    1.Vỗ tay
     
             
    2. Xoè và nắm tay lại
     
             
    3. Đập nhẹ vào ngón tay trỏ          
    4. Đập nhẹ vào ngón tay cái          
    5. Ngọ nguậy ngón tay
     
             
    6. Xoa 2 tay vào nhau
     
             
    7. Búng nhẹ ngón tay trỏ vào ngón tay cái          
    8. Chỉ vào các bộ phận của cơ thể          
    9. Chỉ ngón tay trỏ vào lòng bàn tay          
    10. Duỗi ngón tay trỏ ra          
    11. Giơ ngón tay cái lên          
    12. Tạo tín hiệu hoà giải          
     
    v
    Gợi ý bổ trợ : Luôn nhớ phát triển những hoạt động vận động tiêu biểu khi dạy bài này. Nhiều trẻ dưới 3 tuổi thường gặp khó khăn bắt chước những hoạt động vận động tinh.
     
     
    BÀI 5 :          BẮT CHƯỚC HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG BẰNG MIỆNG
     
    Các bước dạy trẻ :
    Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và  tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “ làm như thế  này’’ trong khi đồng thời làm mẫu 1 hoạt động vận động bằng miệng. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó & tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi  trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.
     
     

    Điều kiện trước tiên : Ngồi lên nghế; tạo sự giao tiếp bằng mắt; bắt chước những hoạt động vận động thô và chính xác.

    Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể bằng tay để đặt mồm của trẻ ở vị trí đúng. Dùng vật liệu mà có thể làm dễ dàng hơn khả năng bắt chước của trẻ ( ví dụ: dùng còi hoặc bong bóng xà phòng để thổi, dùng kẹo que để thè lưỡi ra )
     
    Chỉ dẫn: Hãy làm như thế này’’ Khả năng bắt chước của trẻ Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được
      (1) (2) (3)    
    1. Há miệng ra
     
             
    2. Thè lưỡi ra
     
             
    3. Mím môi
     
             
    4. Chạm răng vào nhau
     
             
    5. Thổi
     
             
    6. Cười
     
             
    7. Cau mày
     
             
    8. Hôn
     
             
    9. Để lưỡi lên đầu răng
     
             
    10. Để đầu răng ra  ngoài môi dưới          
     
    v
    Gợi ý bổ trợ : Để đạt được mục tiêu của chương trình này. Nếu bạn đang hướng dẫn những hoạt động bắt chước bằng miệng, tốt nhất là nên đi đôi với 1 âm phát ra đồng thời với hoạt động đó khi bắt đầu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhắc lại 1 hoạt động, cố gắng sử dụng gương để con bạn nhìn cả sự phản chiếu hoạt động của bạn trong gương khi bạn làm mẫu và dần dần không dùng gương nữa.